Cà phê nhân là nguyên liệu thô đầu tiên để tạo ra những tách cà phê mà mọi người đang uống. Thế thì các bạn đã biết đến quy trình sản xuất và cách thức làm ra như thế nào chưa. Hôm nay tôi sẽ mô tả rõ cho mọi người cùng biết nỗi vất […]
Cà phê nhân là nguyên liệu thô đầu tiên để tạo ra những tách cà phê mà mọi người đang uống. Thế thì các bạn đã biết đến quy trình sản xuất và cách thức làm ra như thế nào chưa. Hôm nay tôi sẽ mô tả rõ cho mọi người cùng biết nỗi vất vả của người nông dân trồng cà phê nhé.
Khi nhắc đến cà phê các bạn nghĩ ngay đến những tách cà phê hoặc mường tượng đến những hạt cà phê đen bóng phải không ạ. Nhưng thực ra đó là cà phê thành phẩm, áp dụng các công thức chế biến tẩm ướp, ủ, rang xay thì mới có thể dùng được. Trên thực tế thì cà phê mà chúng ta đang uống trải qua biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt của người nông dân mới có được.
Thế thì quy trình từ trái cà phê trên cây cho đến khi ra hái xuống sẽ như thế nào. Tại sao tôi lại nói người nông dân trồng cà phê rất vất vả.
I – Trồng và chăm sóc cây cà phê
Ngoài các lần phụ thì một năm phải bón chính cho cây cà phê là 3 vụ, mỗi vụ nằm vào trung tầng tháng 5, tháng 7 và tháng 9 dương lịch. Trong quá trình chăm sóc phải làm sạch cỏ xung quanh gốc, tưới tiêu đều đặn.

Chăm sóc cây cà phê từ lúc mới còn xanh đến khi chín đỏ là thời điểm thu hoạch
Sau khi thu hoạch phải làm cành cắt, cắt tỉa cải thiện lại cây cà phê để cây có thể ra hoa và đậu trái tốt, đây là công đoạn cực kỳ quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định về năng xuất của cây cà phê.
II – Quá trình sản xuất tạo ra cà phê nhân tại nông trường
1. Thu hoạch cà phê
Sau quá trình chăm sóc cả 1 năm cà phê chuyển từ xanh sang đỏ là thời điểm thu hoạch và rơi vào tầm tháng giữa tháng 11 đến tháng 12 dương lịch hằng năm

Người nông dân đang thu hoạch cà phê
Người nông dân trải bạc quanh gốc cà phê đeo bao tay chuyên dụng và tiến hành thu hái. Thường với 1 hecta sẽ có 1 đội tầm 10 người hái trong vòng 3 đến 4 ngày. Sau khi hái xong bỏ vào bao và vận chuyển đến khu vực tập kết để tiến hành bước tiếp theo.
2. Chà cà phê – đập vỏ cà phê
Công đoạn này hiểu nôm na là làm vỡ vỏ cà phê để tăng tốc độ bay hơi của trái cà phê vì mục đích là lấy nhân. Nếu không làm vỡ vỏ cà phê mà đem đi phơi thì lúc khô vỏ sẽ bám chặt vào nhân lúc đó sẽ rất khó tách nhân.

Dập trái cà phê để tách nhân đem đi phơi
Chúng ta sẽ lấy các bao cà phê đã thu hái bỏ từ từ vào máy chuyên dụng để tách hết vỏ của các trái cà phê, sau đó dùng cào kéo đều cà phê ra khu vực phơi.
3. Phơi lần 1 – Phơi trái cà phê
Nếu có sân xi măng đủ rộng thì quá là tiện còn không có thì sử dụng các loại bạc chuyên dụng để phơi. Tuy nhiên không phải để vậy là phơi mà cứ cách 30 phút là sẽ đảo một lần để các lớp cà phê bên dưới có thể nhận được ánh nắng tăng tốc độ bay hơi.
Nếu không đảo đều thì cà phê không những sẽ lâu khô mà còn sẽ bị mốc. Thảm hại hơn là nếu mà gặp thời tiết xấu mưa gió vào những thời điểm này thì rất vất vã. Cà phê không được phơi đủ nắng mà các lớp cà phê chồng chéo lên nhau lâu sẽ gây mốc meo như hình bên dưới

Thời tiết xấu không phơi cà phê được sẽ làm cà phê bị mốc
Nếu thời tiết tốt nắng mạnh thì một mẻ cà phê được đảo đều khi đủ 2 nắng ( 2 ngày nắng) là sẽ đạt yêu cầu. Vỏ cà phê đã ráo nước, khô lại là cơ sở để tiến hành bước tiếp theo

Thời tiết đẹp thì chỉ cần 2 nắng là sẽ khô
4. Sàng lọc tách nhân và phê
Đến đây thì quá trình đã gần hoàn thành, khi vỏ cà phê đã khô chúng ta bắt đầu gom lại tiếp tục cho vào máy tách nhân. Máy này có công dụng sẽ tách nhân, phân loại nhân, lọc sạn và loại bỏ vỏ.

Lọc và tách nhân cà phê và vỏ cà phê ra riêng
Tùy theo loại máy móc mà người nông dân đang dùng thì cà phê sẽ được phân loại riêng ví dụ như nhân cà phê chè sẽ ở 1 bên, nhân cà phê bi sẽ ở một bên,…
5. Phơi lần 2 – Phơi nhân cà phê
Sau khi đã phân tách lấy được nhân cà phê thành công thì sẽ đem phơi thêm một lần nữa. Theo kinh nghiệm của người nông thì nếu nắng tốt thì chỉ cần phơi khoảng 3 đến 4 tiếng là vô bao.

Phơi lần 2 – phơi nhân cà phê
Công đoạn phơi lần 2 ( phơi nhân cà phê) là để đảm bảo cho cà phê đạt được độ ẩm theo chuẩn của quốc tế thì mới có thể bảo quản lâu ngày được.
6. Đóng bao và giao đại lý
Sau khi hoàn tất quá trình thì sẽ đóng bao lại và giao ra đại lý. Khi đưa ra đại lý thì người ta sẽ dùng cân tiểu ly để cân chính xác 1g cà phê nhân và cho vào thiết bị đo độ ẩm chuyên dụng để đo, thì cứ 1g cà phê phải đạt độ ẩm từ 12 – 12,5 là đạt.
III – Tận dụng bỏ cà phê để ủ phân hữu cơ
Đây là công đoạn tận dụng vỏ cà phê khi đã sàng lọc tách nhân ở công đoạn ( II. 4) để ủ phân hữu cơ. Tất nhiên công đoạn này không phải ai cũng tận dụng. Nhưng tuy nhiên nếu tận dụng tốt sẽ tiết kiệm được 1 vụ phân nhằm giảm chi phí chăm sóc.
1. Xử lý vỏ cà phê
Khi đã tách nhân chúng ta còn lại vỏ mà muốn tận dụng làm phân hữu cơ có thể bón trực tiếp cho cây cà phê hoặc các loại cây khác chúng ta làm như sau:
– Chúng ta cào 1 phần vỏ cà phê ra một bên sau đó rải ít phân và chế phẩm phân vi sinh lên
– Tưới nước lên để phân có thể hòa tan và thấm vào vỏ cà phê
Cứ như vậy 1 lớp cà phê và phân vi sinh sau đó tưới nước lên, làm như thế từ lớp này đến lớp nọ cho đến khi hết vỏ cà phê. Sau đó chúng ta thu được một ụ vỏ cà phê đã thấm phân vi sinh.
2. Ủ phân

Ủ kín phân cho đến khi cần sử dụng
Dùng bạc trong suốt bọc quanh ụ cà phê cho đến khi kín khí. Cứ 1 tuần chúng ta lại mở bạc ra và tưới nước đều lên ụ và phê, tầm 4 đến 5 lần là được. Tiếp tục ủ kín cho đến khi cần sử dụng.
Thế là chúng ta đã tìm hiểu xong một quy trình thu hái và sản xuất ra nhân cà phê. Còn cà phê thành phẩm, cà phê mà chúng ta đang uống thì dùng nhân cà phê qua các công đoạn và công thức chế biến khác. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhập thêm cách chế biến cà phê nhé !!!